SMTP (Simple Mail Transfer Protocol, RFC 2821) là giao thức gửi email sử dụng kết nối TCP/IP - tin cậy nhưng không bảo mật bằng các ứng dụng email như MS Outlook, Thunder Bird, … tới các máy Email Server và giữa các Email Server với nhau. Email Server sử dụng port 25 mặc định để lắng nghe yêu cầu kết nối từ phía client. Để tăng tính bảo mật, nhà cung cấp dịch vụ email sẽ yêu cầu client gửi đến port 465 hay 587 trên kênh truyền SSL/TSL.
Bản thân các ứng dụng gửi email đóng vai trò các MUA (Mail User Agent). Khi người thực hiện gửi, email sẽ được chuyển tới MSA (Mail Submit Agent) cũng chính là MTA (Mail Transfer Agent) biên đầu, thường thì MSA và MTA biên đầu cùng chạy trên một máy.
Email sau đó tiếp tục được chuyển tiếp (relay) thông qua các MTA trong một trường mạng cho tới khi chạm MTA biên cuối. MTA này có nhiệm vụ thực hiện truy vấn DNS để tìm ra MX (Mail Exchanger) Server thích hợp dựa trên tên miền đằng sau dấu @ (vd: @gmail.com) và chuyển tiếp tới các MX record có trong kết quả tìm được.
Email cuối cùng sẽ được chuyển và lưu trữ tại MDA (Mail Delivery Agent) theo định dạng mailbox. Vậy, nhiệm vụ SMTP là thực hiện vận chuyển email từ email client (MUA) tới hộp thư của người nhận (MDA).
Ngoài giao thức SMTP, còn có giao thức nào để gửi mail nào nữa hay không? Trả lời, HTTP, chúng ta vẫn hay soạn gửi email bằng trình duyệt đó thôi. Các nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử như Yahoo! Mail hay Gmail là một ví dụ. Nhưng chỉ từ MUA tới MSA thôi, việc chuyển tiếp email từ MTA này qua MTA khác vẫn phải dùng SMTP.
POP3 (Post Office Protocol version 3, RFC 1939) là giao thức nhận email, cho phép người dùng tải thư về máy, đọc và quản lý thư trên máy cục bộ. Thư sau khi tải về sẽ có thể được xóa khỏi máy chủ hoặc lưu trữ dưới dạng bản sao do dung lượng lưu trữ trên máy chủ hạn chế. POP3 sử dụng port mặc định là 110 để thực hiện thủ tục nhận mail. Tuy nhiên, có thể sử dụng port 995 để mã hóa kết nối trên kênh truyền SSL.
Thủ tục nhận mail trên POP3 diễn ra như sau:
IMAP (Internet Message Access Protocol, RFC 3501) cũng là giao thức nhận Email, ra đời sau POP3, hỗ trợ thêm nhiều tính năng và khắc phục được một số nhược điểm, do đó phức tạp hơn POP3. Dung lượng lưu trữ không còn là vấn đề lớn nên IMAP cho phép thư được giữ tại server, có thể tải về trên nhiều máy và được đồng bộ hóa dữ liệu với nhau. Điều này khiến việc thao tác chỉnh sửa biên tập trên ứng dụng Email được áp dụng đối với hòm thư ngay khi trực tuyến.
Hòm thư trên server được chia thành nhiều thư mục (hộp thư đến, thư đã gửi,…) và hỗ trợ người dùng tạo thư mục riêng. Với mỗi Email, IMAP cho phép gắn cờ để theo dõi trạng thái của thư đó và tải vể một phần hoặc toàn bộ. IMAP sử dụng port mặc định là 143, port cho kênh truyền mã hóa SSL là 993. Một phiên làm việc với IMAP cũng tương tự POP3, khác nhau ở các bước (*)
Chọn một Email trong hòm thư, xem nội dung đầy đủ bằng cách:
Quét khối chọn phần Email Header, copy phần này paste vào Trace Email Analyzer ở trang http://whatismyipaddress.com/trace-email, nhấn Get Source. Server sẽ phân tích dữ liệu được gửi về, trả về kết quả là phần header đã gửi cùng với các dòng Received: được làm nổi bật. Qua một MTA, Email Header sẽ ghi thêm một Received: theo chiều từ dưới lên, thể hiện rõ qua các mốc thời gian. Do đó, chọn địa chỉ IP ở Received: cuối cùng Sử dụng dịch vụ whois trên trang http://whois.arin.net/ui/ (ARIN là một Regional Internet Registry quản lý các tài nguyên mạng ở khu vưc Bắc Mỹ và một số quần đảo). Nếu IP tìm được ở khu vực châu Á, sử dụng whois tại https://wq.apnic.net/whois-search/static/search.html.